KV tuyển sinh các trường công lập, ngoài công lập ở Hà Nội

Posted by

Khu vực (KV) tuyển sinh vào trường THPT công lập, THPT ngoài công lập ở Hà Nội

tư vấn chọn trường thpt ngoài công lập mức học phí thấp

  1. Tuyển sinh vào các trường THPT công lập ở Hà Nội

Phân chia khu vực tuyển sinh:

Toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh, học sinh (đúng độ tuổi, đủ điều kiện) có hộ khẩu thường trú hoặc bố, mẹ có hộ khẩu thường trú ở khu vực tuyển sinh nào được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT công lập ở Hà Nội của khu vực tuyển sinh đó, cụ thể như sau

xem thêm: Đối tượng dự tuyển vào lớp 10 trường THPT không chuyên ở Hà Nội

  • Khu vực 1: gồm các quận Ba Đình, Tây Hồ
  • Khu vực 2: gồm các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng
  • Khu vực 3: gồm các quận Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân
  • Khu vực 4: gồm các quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì (trường THPT Phương Nam nằm trong quận Hoàng Mai thuộc Khu vực 4)
  • Khu vực 5: gồm quận Long Biên, huyện Gia Lâm
  • Khu vực 6: gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh
  • Khu vực 7: gồm các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện Hoài Đức, Đan Phượng
  • Khu vực 8: gồm các huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì
  • Khu vực 9: gồm các huyện Thạch Thất, Quốc Oai
  • Khu vực 10: gồm quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ, huyện Thanh Oai
  • Khu vực 11: gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên
  • Khu vực 12: gồm các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức

Học sinh đăng ký dự tuyển lớp 10 không chuyên của trường THPT Chu Văn An, trường THPT Sơn Tây không phân biệt khu vực tuyển sinh, nguyện vọng còn lại phải đăng ký theo khu vực tuyển sinh qui định.

Những trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh

Những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sih có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú …, có đủ điều kiện dự tuyển được phép đổi khu vực tuyển sinh với điều kiện: hai nguyện vọng vàio hai trường THPT công lập phải ở trong cùng một khu vực tuyển sinh, trừ trường hợp đăng ký vào trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây.

Học sinh có đơn đổi khu vực tuyển sinh theo mẫu M02, trong đơn có nêu rõ lý do đổi và được hiệu trưởng nhà trường xác nhận.

Học sinh muốn học tiếng Đức (ngoại ngữ 2) của trường THPT Việt Đức, phải đăng ký một nguyện vọng vào trường THPT Việt Đức và còn lại vào một trường THPT thuộc khu vực tuyển sinh 2.

2. Tuyển sinh vào các trường THPT ngoài công lập ở Hà Nội (các trường dân lập ở Hà Nội) và trường THPT công lập tự chủ tài chính:

Học sinh đúng đối tượng, đủ điều kiện, đủ hồ sơ được đanh ký dự tuyển vào tất cả các trường THPT ngoài công lập ở Hà Nội và trường THPT công lập tự chủ tài chính không phân biệt khu vực tuyển sinh.

Giải thích:

Mô hình loại trường Bán công: là trường có tài sản cố định, trường lớp, cơ sở vật chất là của Nhà nước và tổ chức hoạt động của nhà trường thông qua quỹ học phí do phụ huynh học sinh (PHHS) đóng góp.

Trường THPT công lập tự chủ tài chính: bộ máy nhân sự do Nhà nước bổ nhiệm và hoạt động trên nguồn đầu tư từ quỹ học phí.

Hai mô hình giáo dục này có nét tương đồng nhau nên một số trường THPT bán công đã chuyển đổi sang mô trường THPT công lập tự chủ tài chính.

Phụ huynh lưu ý: Đối với giáo dục thường xuyên có hệ phổ thông (học đủ tất cả các môn học giống như các trường ngoài công lập và công lập) sau khi học sinh đăng ký và được xét nguyện vọng vào trường sẽ không thể chuyển trường từ GDTX sang hệ các trường ngoài công lập được.

THPT Phương Nam

theo cuốn những điều cần biết về tuyển sinh vào lớp 10 các trường không chuyên ở Hà Nội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *